Bắc Giang: Tổ chức Hội thảo cấp tỉnh “Thực trạng tổ chức, hoạt động của Sở Tư pháp và giải pháp tăng cường vai trò của Sở Tư pháp trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương”

|
查看数次:
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Nhằm thực hiện nhiệm vụ điều tra cơ bản “thực trạng tổ chức và hoạt động của các Sở Tư pháp vùng trung du, miền núi Bắc bộ và đề xuất giải pháp tăng cường vai trò của Sở Tư pháp trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương”, căn cứ Quyết định 178/QĐ-BTP ngày 14/02/2023 của Bộ Tư pháp, chiều ngày 14/5/2024, Sở Tư pháp Bắc Giang phối hợp với Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý tổ chức Hội thảo cấp tỉnh“Thực trạng tổ chức, hoạt động của Sở Tư pháp và giải pháp tăng cường vai trò của Sở tổ chứcTư pháp trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương”. Đồng chủ trì Hội thảo có Tiến sĩ Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng Viện Chiến lược, khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp; đồng chí Đỗ Thị Việt Hà – Giám đốc Sở Tư pháp. Tham dự Hội nghị đại diện các Sở, cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; Sở Nội vụ; Công an tỉnh; Thanh tra tỉnh; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Cục Thi hành án dân sự tỉnh; Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh; Hội Luật gia tỉnh. Đại diện một số tổ chức hành nghề: đấu giá tài sản; thừa phát lại; luật sư; công chứng. Đại diện lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc Sở, Phòng Tư pháp các huyện, thành phố, thị xã.

Theo báo cáo tại Hội thảo, hiện nay, Sở Tư pháp có 05 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 02 đơn vị sự nghiệp trực thuộc, được giao 27  biên chế hành chính, 29  biên chế sự nghiệp thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý và 04 nhân viên hợp đồng theo Nghị định số 11/2022/NĐ-CP.  Hàng năm, Sở luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; quan điểm chỉ đạo, điều hành của Bộ Tư pháp, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong lãnh, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao; đặc biệt là các nhiệm vụ được xác định trong Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Cùng với đó, Sở đã chủ động, kịp thời ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo để cụ thể hóa các nhiệm vụ công tác chuyên môn. Đồng thời Sở Tư pháp đã tập trung triển khai kịp thời, nghiêm túc các nhiệm vụ công tác trọng tâm và các nhiệm vụ thường xuyên khác tại đơn vị. Công tác phối hợp giữa Sở Tư pháp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền địa phương được chú trọng thực hiện, qua đó kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ thực hiện, bảo đảm chất lượng các nhiệm vụ được giao.

       Tại Hội thảo, các đại biểu đã tham luận, thảo luận về các vấn đề như: Vai trò của Sở Tư pháp trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh; thực tiễn phối hợp trong công tác xây dựng văn bản pháp luật của tỉnh - Kiến nghị hoàn thiện; Định hướng, mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới và yêu cầu đặt ra đối với Sở Tư pháp; khó khăn vướng mắc trong công tư pháp ở cơ sở…

        Tiếp theo, trong các ngày 15-16/5/2024, Sở Tư pháp và Viện Chiến lược và Khoa pháp lý tiếp tục tổ chức các hoạt động tọa đàm, khảo sát làm việc với các phòng, đơn vị thuộc Sở Tư pháp, UBND các huyện Lạng Giang, Sơn Động và 01 xã trên địa bàn huyện Lạng Giang.

Các hoạt động này là cơ sở để Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp thu thập thông tin, đánh giá một cách toàn diện, khách quan thực trạng tổ chức và hoạt động cũng như xác định rõ các yếu tố tác động đến hiệu lực, hiệu quả Sở Tư pháp Bắc Giang cũng như các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ, từ đó đề xuất các định hướng, giải pháp phù hợp góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động của Sở Tư pháp góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của từng địa phương và của vùng.

 

                                                                                                                   T.H